Cách chống thấm mái nhà trần nhà GIÚP đạt HIỆU QUẢ tuyệt đối
Cách chống thấm mái nhà trần nhà bằng phương pháp nào cho hiệu quả cao nhất. Và được sử dụng nhiều nhất trong công tác chống thấm trần nhà, mái nhà hiện nay bạn cần biết.
Hiện nay trong công tác chống thấm các công trình nhà ở, nhà xưởng, công nghiệp.. có rất nhiều các hạng mục cũng như sử dụng nhiều phương pháp khác nhau với các mục đích khác nhau.
Để có thể lựa chọn phương pháp chống thấm trần nhà, mái nhà hiệu quả nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay. Mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể hơn qua bài chia sẻ này nhé. Đồng thời chúng tôi sẽ giúp bạn chọn ra các đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp và uy tín nhất hiện nay nhé!
Contents
Cách Chống Thấm Mái Nhà Trần Nhà
1.Chống thấm bằng nhựa đường
_ Thông thường, nhựa đường sẽ tồn tại ở một dạng chất lỏng hay chất bán rắn. Trong thành phần của nhựa đường có độ nhớt khá cao, đặc trưng là màu đen. Nhựa đường có mặt trong hầu hết các loại dầu thô và còn có trong trầm tích tự nhiên. Thành phần cốt lõi của nhựa đường là bitum. Giờ đây, vẫn còn một số quan điểm gây bất đồng giữa các nhà hóa học về cấu trúc của nhựa đường.
_ Nhựa đường còn là một chất liệu rất thông dụng trong xây dựng. Người thợ xây dựng còn sử dụng nhựa đường để chống thấm cho mái nhà, trần nhà.
_ Trước khi bắt tay vào công tác chống thấm mái nhà, trần nhà. Bạn nên thực hiện làm vệ sinh sạch sẽ cho mái nhà, trần nhà. Điều này giúp đảm bảo bề mặt luôn sạch sẽ và không bị dính bụi bẩn. Nhờ đó có thể nâng cao hiệu quả xử lý công trình. Tiếp theo là lót 1 lớp primer có gốc nhựa đường và chờ khô.
_ Tiếp đến thực hiện trải chất liệu nhựa đường lên trên. Khi sử dụng tấm dán nhựa đường các bạn chú ý dán thẳng hàng, không bị cuốn nếp. Các mép bên liền kề phải dán chồng khít lên nhau 10cm, phần cuối dán khít 15cm.Tại các điểm giao nhau với tường, bạn hãy dán cao lên tường 15cm. Điều này giúp tránh tình trạng bị đọng nước ở đây.
2.Chống thấm bằng Sika
Bước 1: Đổ đều hỗn hợp Sika Latex & vữa vào toàn bộ các rãnh hở, khe nứt, lỗ hổng, vết lồi lõm. Sau khi đã được khoét ra trên mái nhà, trần nhà.
Bước 2: Tiến hành quét 1 lớp hóa chất phụ gia chuyên chống thấm lên trên toàn bộ mặt bằng trần nhà, mái nhà.
Bước 3: Quét thêm tối thiểu ít nhất là 2 lớp hóa chất chuyên chống thấm. Thời gian cần để tiến hành thi công mỗi lớp sẽ cách nhau độ từ 3 – 5 tiếng. Ở công đoạn này các bạn cần quan sát điều kiện thời tiết để có thể tính toán khô nhanh hay chậm.
Bước 4: Tiến hành thao tác thử nước cho mái nhà, trần nhà nếu đã được xử lý xong. Thông qua đó xác định xem hiệu quả công trình đã đạt chuẩn chưa. Nếu chưa thì cần tiến hành sửa chữa, khắc phục nhanh chóng và kịp thời.
3.Dùng màng chống thấm tự dính
_ Đối với phương pháp này thì thao tác thực hiện khá đơn giản. Màng chống thấm tự dính là một sản phẩm dạng tấm và đã được phủ bởi một lớp màng HDPE. Lớp màng này khá mỏng và được phủ lên trên bề mặt, HDPE có nghĩa là “Hight Density Etilen”. Sản phẩm này là một loại nhựa có tính năng chịu được nhiệt độ cao.
_ Nên người thợ thường sử dụng chúng trong các đường dẫn, đường ống cấp thoát nước và không bị gỉ. Nổi bật hơn hết là không bị tác động từ các tác nhân bên ngoài như muối, axit, kiềm. Đối với mặt còn lại sẽ được bao phủ bởi màng silicon.
_ Cách sử dụng thực sự rất đơn giản. Các bạn chỉ cần tách lớp vỏ silicon ra là có thể dán trực tiếp lên trên bề mặt. Đặc trưng của sản phẩm này đó là rất dễ dàng khi sử dụng, an toàn. Không gây hại đến sức khỏe con người, còn rất thân thiện với môi trường.
4.Sử dụng phương pháp khò nóng
_ Đối với phương pháp này thì quy trình thực hiện hơi phức tạp so với các phương pháp khác. Đòi hỏi phải có kỹ thuật gia nhiệt, khò cho nóng chảy mới tạo được kết dính. Có tuổi thọ & độ bền giống như màng tự dính. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo nhé.
_ Đây là loại màng chống thấm dẻo. Được người ta chế tạo bởi hỗn hợp chất giàu bitum & hợp chất polymer APP đã được chắt lọc. Sản phẩm này có khả năng chịu nhiệt cao, chống lại tia UV, chống thấm dột.
_ Điểm mạnh của biện pháp này đó là khả năng ngăn chặn thấm dột tuyệt đối. An toàn và rất thân thiện với môi trường, không gây độc hại. Ngoài việc sử dụng biện pháp này để chống thấm mái nhà, trần nhà. Thì người ta còn sử dụng để xử lý thấm dột cho khe tường tiếp giáp, bể chứa nước và hồ bơi.
Bài Viết Liên Quan
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ?
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho khách hàng cũng như người cần tư vấn